Ngay từ khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam có chỉ đạo giao danh mục nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) tại Công văn 1506/EVN-VTCNTT ngày 27/3/2021. Giám đốc Công ty đã có nhiều chỉ đạo và giải pháp quyết liệt cho công tác này. Có thể kể ra như: Thành lập Tổ CĐS, lập kế hoạch CĐS từng năm và phân công nhiệm cho từng tháng, định kỳ họp rút kinh nghiệm, giải quyết các vướng mắc và triển khai nhiệm vụ mới…
Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại, Công ty đạt được kết quả khá tích cực với việc đưa vào áp dụng, ứng dụng trong sản xuất như: (1). Hoàn thiện CSDL của hệ thống phần mềm PMIS; (2). Sửa chữa bảo dưỡng khai thác hiệu quả thiết bị, Ứng dụng CNTT trong sửa chữa theo phương pháp RCM, Triển khai thực hiện tin học hóa quy trình sửa chữa bảo dưỡng thiết bị điện dựa trên kết quả phân tích RCM trên phần mềm PMIS; (3). Số hóa quy trình giám sát, nghiệm thu SCL tự thực hiện trên phần mềm PMIS thay cho quy trình nghiệm thu truyền thống; (4). Số hóa quy trình xử lý khiếm khuyết thiết bị trên phần mềm PMIS thay cho quy trình xử lý truyền thống; (5). Thu thập số liệu thủy văn tự động nhập vào phần mềm PMIS thay cho nhập bằng tay; (6). Kết nối, quản lý, khai dữ liệu quan trắc tập trung; (7). Xây dựng ứng dụng trên mobile: Khảo sát, báo cáo hiện trường phục vụ bảo trì công trình dựa trên thông tin địa lý và hình ảnh hiện trường; (8). Số hóa Quy trình bảo trì công trình; (9). Xây dựng phần mềm Hệ chuyên gia cung cấp Biện pháp an toàn đưa máy cắt 901 nhà máy thủy điện Sê San 3 ra sửa chữa”….
Hiệu quả mang lại từ CĐS tiêu biểu như: Tối ưu hoá chi phí và cải thiện chất lượng trong quản lý trang thiết bị, tài sản; Tăng cường độ chính xác, giảm sai sót, dữ liệu được kế thừa qua các bước thực hiện, giảm thời gian xử lý công việc; Tạo môi trường thông tin xuyên suốt và cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo điều hành cho Lãnh đạo; Đầy đủ CSDL toàn bộ thiết bị tại các nhà máy để khai thác, tra cứu nhanh chóng, chính xác và kịp thời, tin học hóa quy trình sửa chữa bảo dưỡng thiết bị điện dựa trên kết quả phân tích RCM trên phần mềm PMIS…, Điều khiển, giám sát tập trung nhiều thiết bị tại hệ thống điều khiển trung tâm DCS các Nhà máy điện, giảm bớt nhiều thời gian để đi đến kiểm tra và thao tác trực tiếp tại thiết bi, nhờ vậy nâng cao được tính tự động hóa thiết bị, hiệu quả trong sản xuất, tinh gọn được nhân lực vận hành và tăng cường cho công tác quản lý kỹ thuật tại các Nhà máy điện do Công ty quản lý.
Ngoài kết quả như trên, Công ty sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch CĐS giai đoạn 2023 ÷ 2025 nhằm góp xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025 theo đúng tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/DU ngày 11/01/2021 và Chương trình hành động số 11-Ctr/DU ngày 19/7/2021 của Đảng ủy Tập Đoàn Điện lực Việt Nam.
Nguyễn Trần Hiệp_PLK