Ngày 31/10, tại Thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Báo Lao động phối hợp với Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Vận hành hợp lý liên hồ chứa, giảm lũ cho hạ du- Trách nhiệm và thách thức”. Phó giám đốc Đoàn Tiến Cường tham dự và phát biểu tham luận với tư cách đại diện chủ hồ chứa các nhà máy do Công ty quản lý trên bậc thang thủy điện sông Sê San.
Ngày 31/10, tại Thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Báo
Lao động phối hợp với Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão
Trung ương và UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo "Vận hành hợp lý liên hồ chứa, giảm lũ cho hạ du- Trách nhiệm và thách
thức". Phó giám đốc Đoàn Tiến Cường tham dự và phát biểu tham luận với tư
cách đại diện chủ hồ chứa các nhà máy do Công ty quản lý trên bậc thang thủy điện
sông Sê San.
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 7 quy trình vận hành liên hồ
chứa cho các hệ thống sông khu vực các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Các quy
trình này thay thế cho các quy trình vận hành liên hồ chứa trước đây và được
xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của chính quyền các địa phương, chủ hồ, các
đơn vị liên quan. Điểm mới của quy trình là chủ hồ chỉ được quyết định vận hành
trong điều kiện thời tiết bình thường, nhưng phải khống chế mực nước hồ không
được vượt quá mực nước trước lũ theo quy định, đảm bảo an toàn cho công trình.
Khi dự báo có khả năng xuất hiện các tình huống gây mưa lũ thì Trưởng ban chỉ
huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh sẽ quyết định vận hành
các hồ.
Toàn cảnh Hội thảo
Nhìn chung các quy trình khá phù hợp với thực tiễn, tránh tâm lý, dư luận
hiểu nhầm là các hồ thủy điện gây lũ, lụt cho hạ du đặc biệt là trong mùa mưa
bão. Nâng trách nhiệm của chủ hồ đối với hạ du và thêm quyền điều hành cho
chính quyền địa phương trong việc điều tiết lũ, giảm thiểu tình trạng ngập lụt,
hạn chế thiệt hại, bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Tuy nhiên, thực tiễn đặt
ra nhiều vấn đề cần khắc phục khi áp dụng quy trình tại các tỉnh Miền trung và
Tây Nguyên như điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, lưu vực sông
nhỏ, trong khi xu thế mưa cục bộ ngày càng phổ biến. Thiếu các trang thiết bị
phục vụ cho công tác dự báo, mạng lưới thông tin truyền thông còn hạn chế...
Phát biểu tham luận tại
Hội thảo, Phó giám đốc Đoàn Tiến Cường cho rằng việc triển khai các quy trình mới
đã giảm một phần áp lực cho các chủ hồ, tăng thêm dung tích phòng và giảm lũ so
với trước đây. Tuy nhiên, cần nâng cao tính đồng bộ trong công tác phối hợp, đặc
biệt khi có lũ lớn xảy ra. Bên cạnh đó, công tác dự báo còn nhiều hạn chế, thiếu
chính xác dẫn đến lãng phí nước ảnh hưởng đến sản xuất điện và cấp nước cho hạ
du trong mùa kiệt.
Phó giám đốc Đoàn Tiến Cường phát biểu
tham luận tại Hội thảo
Các đại biểu là Lãnh đạo UBND các tỉnh thuộc khu vực Miền trung và Tây
Nguyên, đại diện các bộ, ban ngành cũng nêu lên các vấn đề cần làm
để thực hiện tốt quy trình như: đầu tư nâng cấp hệ thống cảnh báo, dự báo mưa
lũ; Phối hợp đồng bộ trong công tác quản lý, điều hành các hồ chứa cho từng lưu
vực sông; Nâng cao chất lượng thông tin, đầu tư thêm các thiết bị phục vụ cảnh
báo lũ. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai
bão lũ cho người dân, tránh hiểu nhầm gây hoang mang cho dư luận; Rà soát các tồn
tại trong quá trình áp dụng để kiến nghị điều chỉnh hợp lý.
Bài và ảnh của Văn Ngọc