Ngày 15.9, ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organisation for
Standardisation) đã chính thức ban hành Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (bản
tiếng Anh) thay thế phiên bản 2008. So với ISO 9001:2008 thì phiên bản 2015, ngoài
việc chỉnh sửa đã bổ sung khá nhiều nội dung mới, thay đổi cấu trúc tiêu chuẩn…
và nhiều yêu cầu quan trọng khác. Phiên bản mới được đánh giá là sẽ cung cấp một
nền tảng thống nhất cho 10 năm kế tiếp.
Một số tóm lượt về các nội dung mới và các vấn đề được chỉnh
sửa
Phiên bản 2015 bổ sung
thuật ngữ mới theo ISO 9000: 2015- HTQLCL -Cơ sở và từ vựng. Phân tích bối cảnh
của tổ chức, xác định các bên liên quan (điều khoản 4.1&4.2) là nội dung mới
được bổ sung với yêu cầu tổ chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ
có liên quan đến mục đích, định hướng chiến lược của mình, phải theo dõi và xem
xét thông tin về các vấn đề bên ngoài và nội bộ…
Đánh giá rủi ro và cơ hội
liên quan đến HTQLCL (khoản 6.1) cũng là
nội dung mới của tiêu chuẩn. Theo đó khi hoạch định hệ thống QLCL, bên cạnh việc
xem xét bối cảnh, các bên liên quan thì tổ chức phải xác định những rủi ro và
cơ hội cần được xử lý và lập kế hoạch xử lý cho các hành động rủi ro.
Kiến thức của tổ chức
(7.1.6) cũng là nội dung mới được bổ sung theo đó tổ chức phải xác định kiến thức
cần thiết cho việc vận hành các quá trình để đạt được sự phù hợp của sản phẩm,
dịch vụ. Kiến thức này phải được duy trì và sản có ở mức độ cần thiết…
Đối với các nội dung chỉnh
sửa thì phiên bản 2015 chỉ còn 7 nguyên tắc (bỏ
nguyên tắc: Tiếp cận theo hệ thống); hồ sơ, tài liệu được chuyển thành Thông
tin dưới dạng văn bản. Hành động khắc phục/phòng ngừa cổ điển được thay thế bằng
quản lý rủi ro; Không còn yêu cầu bắt buộc về sổ tay chất lượng, Đại diện Lãnh
đạo về chất lượng; Hoạt động xem xét của Lãnh đạo yêu cầu thêm việc xem xét
thay đổi các vấn đề nội bộ và bên ngoài liên quan đến hệ thống QLCL gồm cả định
hướng chiến lược của tổ chức, các vấn đề liên quan đến nhà cung cấp bên ngoài
và các bên liên quan; Yêu cầu về nhận thức (7.3); Trao đổi thông tin với khách
hàng (8.2.1); Xác định yêu cầu đối với sản phẩm dịch vụ (8.2.2); Theo dõi đo lường,
phân tích và đánh giá (9.1); Cải tiến (10.2)… cũng là những nội dung được chỉnh
sửa tại phiên bản này.
Những công việc mà tổ chức cần thực hiện để chuyển đổi sang ISO 9001:2015
Quan điểm chính của ISO
9001 phiên bản 2015 là duy trì cách tiếp cận chung và phù hợp với mọi quy mô,
loại hình hoạt động của tổ chức trong bất kỳ lĩnh vực nào; Tích hợp các hệ thống
quản lý khác; Phản ánh sự phức tạp ngày một gia tăng của môi trường, đảm bảo phản
ánh các nhu cầu của những nhóm người sử dụng tiềm năng và nâng cao năng lực của
tổ chức làm thỏa man khách hàng…Vì thế, để đảm ứng yêu cầu của tiêu chuẩn sẽ có
khá nhiều công việc cần phải tiến hành để chuyển đối sang tiêu chuẩn mới.
Việc đầu tiên là tiến hành đào tạo, phổ biến nội
dung tiêu chuẩn mới đến những người có liên quan trong hệ thống QLCL. Tùy thuộc
vào đặc thù mà tổ chức có thể lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp nhưng đảm bảo
sự thấu hiểu về tiêu chuẩn mới của những người có liên quan.
Khóa cập nhật ISO 9001:2015 do ISC tổ chức vào
trung tuần tháng 10 tại Đà Nẵng
Kế tiếp và quan trọng nhất
chính là là lập và triển khai kế hoạch chuyển đổi với việc bổ sung và chỉnh sửa
các nội dung mới theo yêu cầu của tiêu chuẩn
như: Phân tích bối cảnh của tổ chức, xác định các bên liên quan, đánh
giá rủi ro, các cơ hội liên quan đến Hệ thống QLCL…) vào hệ thống tài liệu. Một nội dung nữa chính
là tổ chức đào tạo đội ngũ đánh giá viên nội bộ để họ nắm vững các yêu cầu của
tiêu chuẩn và nghiệp vụ đánh giá theo tiêu chuẩn mới.
Công ty Thủy điện Ialy dự
kiến sẽ hoàn thành công tác chuyển đổi trong năm 2015.
Bài
và ảnh của Đông Phong